Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị vật tư Ngân Hàng BEMB since 2004

Động lực phát triển con người mới

Bên cạnh tầm quan trọng của việc xây dựng và củng cố hệ thống quản trị, điều hành, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng, thì đạo đức nghề nghiệp, văn hóa công vụ, văn hóa doanh nghiệp được đánh giá là nền tảng, là giá trị cốt lõi, khẳng định thương hiệu và vị thế của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.
 
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới. Thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, hàng ngày”, suốt những năm qua, các phong trào thi đua đã tạo không khí phấn khởi và là động lực cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hăng say lao động, vượt khó khăn, thử thách góp phần quan trọng trong việc phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành Ngân hàng; nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy khả năng sáng tạo, tăng cường tinh thần đoàn kết của mỗi tập thể, cá nhân.
[IMG]Nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Ngân hàng trong thực hiện nhiệm vụ được giao, qua đó xây dựng đội ngũ cán bộ ngân hàng tận tuỵ, gương mẫu, trách nhiệm, chuyên nghiệp, kỷ cương, thân thiện, sáng tạo, Thống đốc NHNN phát động phong trào thi đua với chủ đề: “Cán bộ Ngân hàng rèn đức, luyện nghề, sáng tạo thi đua lập thành tích chào mừng 70 năm ngày thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951 – 6/5/2021)”.
 
Đây là đợt thi đua đặc biệt (từ năm 2019 đến năm 2021), hướng tới chào mừng 70 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam. Bởi thế, yêu cầu đặt ra là phong trào thi đua phải thật sự được triển khai sâu rộng trong toàn Ngành với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với tình hình thực tế, gắn với nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị. Đi cùng với đó, việc triển khai thực hiện cũng phải đảm bảo hiệu quả, thiết thực, thường xuyên, liên tục, có kiểm tra, đánh giá sơ kết, tổng kết; Động viên khen thưởng kịp thời và nhân rộng điển hình tiên tiến; Chú trọng đề cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu các đơn vị trong chỉ đạo và tổ chức triển khai phong trào thi đua.
 
Đặc biệt hơn, việc phát động phong trào thi đua lần này được gắn với Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng (Bộ chuẩn mực) đã được Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ký ban hành tại Quyết định số 11/QĐ-HHNH ngày 25/2/2019.
 
Bên cạnh tầm quan trọng của việc xây dựng và củng cố hệ thống quản trị, điều hành, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng, thì đạo đức nghề nghiệp, văn hóa công vụ, văn hóa doanh nghiệp được đánh giá là nền tảng, là giá trị cốt lõi, khẳng định thương hiệu và vị thế của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.
 
Theo đơn vị soạn thảo Bộ chuẩn mực, hoạt động ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt, chứa đựng nhiều rủi ro, là kinh doanh tiền tệ, kinh doanh trên cơ sở chữ “tín”. Do vậy, người làm ngân hàng phải tuân thủ những yêu cầu và chuẩn mực khắt khe về kiến thức, kinh nghiệm, đạo đức và tâm thế.
 
Việc ban hành Bộ chuẩn mực nhằm mục đích nâng cao ý thức cho đội ngũ cán bộ ngân hàng về tầm quan trọng và sự cần thiết phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và văn hoá ứng xử tốt đẹp để hoàn thành sứ mệnh vinh dự được giao của từng cá nhân, tổ chức trong ngành Ngân hàng. Cùng với đó, nêu cao những chuẩn mực đạo đức và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng như một sự cam kết để khách hàng và toàn xã hội giám sát, đánh giá; giúp cán bộ ngân hàng giữ đúng tư cách đạo đức và thái độ ứng xử đúng mực trong khi thực thi nhiệm vụ. Đây còn là cơ sở cho các tổ chức hội viên xây dựng và phát triển bộ quy tắc/chuẩn mực đạo đức riêng, phù hợp với thực tiễn đặc thù kinh doanh và đặc trưng văn hoá của mỗi tổ chức.
 
Bộ chuẩn mực cũng nhấn mạnh, tính đặc thù của hoạt động ngân hàng đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh vững vàng trước mọi cám dỗ, có trách nhiệm cao để giữ được sự tín nhiệm và lòng tin của khách hàng, đối tác, uy tín của ngân hàng mình và của ngành Ngân hàng đối với xã hội; Phải xây dựng hình ảnh người cán bộ ngân hàng lịch sự, chu đáo, cẩn trọng, liêm chính, tận tâm và chuyên nghiệp; Ứng xử văn hoá đúng mực trong nội bộ và đối với bên ngoài.
 
Lễ phát động phong trào thi đua “Cán bộ ngân hàng Rèn đức –  Luyện nghề – Sáng tạo” gắn với Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng chắc chắn sẽ lôi cuốn, động viên, tiếp thêm động lực cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành Ngân hàng quyết tâm hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ được giao. Từ đợt thi đua sâu rộng này, tin tưởng rằng sẽ có thêm những tấm gương sáng, những cá nhân tiêu biểu, điển hình tiên tiến về tinh thần trách nhiệm, sáng tạo trong công việc được nhân rộng và lan toả trong toàn hệ thống ngân hàng; cùng với đó sẽ là sự chuyển biến rõ nét hơn trong nhận thức, trách nhiệm của cán bộ ngân hàng các cấp.
 
Ông Nguyễn Văn Tân, Phó Chủ tịch thường trực Công đoàn Ngân hàng Việt Nam
Nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp
Công đoàn Ngân hàng (CĐNH) Việt Nam trong những năm qua luôn chú trọng tuyên truyền, giáo dục, động viên đoàn viên, người lao động trong Ngành thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức, chuẩn mực văn hóa nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng, được quy định trong các nghị quyết của Đảng, các luật và văn bản của Nhà nước, các quy định của ngành Ngân hàng. Các cấp công đoàn cũng đang động viên, giám sát CNVCLĐ triển khai, thực hiện các nội dung về chuẩn mực về đạo đức của hệ thống, đơn vị mình. Hàng năm, CĐNH Việt Nam luôn biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và đạo đức, văn hóa nghề nghiệp. Các cấp công đoàn trong Ngành cũng tổ chức các hoạt động biểu dương, tôn vinh những cá nhân, tập thể điển hình người tốt việc tốt và thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn của hệ thống mình…
 
Để góp phần cùng toàn ngành Ngân hàng nâng cao hơn nữa đạo đức công vụ, kỷ luật hành chính, văn hóa nghề nghiệp cho cán bộ ngân hàng, trong thời gian tới, CĐNH Việt Nam sẽ tập trung hơn vào việc tuyên truyền, giáo dục và động viên đoàn viên, người lao động trong Ngành tiếp tục rèn luyện đạo đức công vụ, nâng cao văn hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp. Đồng thời, tổ chức các hoạt động thiết thực, cụ thể nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động Ngành về tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức, nâng cao văn hóa nghề nghiệp trong việc thực thi nhiệm vụ của ngành Ngân hàng. Ngay trong tháng 4 và tháng 5/2019, CĐNH Việt Nam sẽ tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng” trên website của CĐNH Việt Nam và tổ chức Hội nghị biểu dương CNVCLĐ điển hình tiên tiến ngành Ngân hàng lần thứ 2, giai đoạn 2015 – 2018.
 
Ông Ngô Đức Bình, Bí thư Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương
Tuổi trẻ Ngân hàng: Xung kích – Sáng tạo – Rèn đức – Luyện nghề
Nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của tổ chức Đoàn là hạt nhân trong các phong trào thi đua yêu nước nói chung và phong trào thi đua của ngành Ngân hàng nói riêng, thời gian qua với sự quan tâm, chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, Ban Lãnh đạo NHNN, các cấp uỷ Đảng và Đoàn cấp trên, cùng tinh thần chủ động sáng tạo, tổ chức Đoàn luôn bám sát nhiệm vụ chính trị ngành Ngân hàng để cụ thể hóa thành nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể tạo môi trường để đoàn viên thanh niên rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành.
 
Ngay sau Hội nghị phát động phong trào thi đua “Rèn đức-Luyện nghề-Sáng tạo”, Đoàn Thanh niên NHTW sẽ cụ thể hoá thành nội dung, chương trình kế hoạch, phát động phong trào “Tuổi trẻ ngân hàng: Xung kích – Sáng tạo – Rèn đức – Luyện nghề”. Trong đó, đặc biệt chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, đạo đức công vụ, nâng cao chất lượng phát triển Đảng trong đoàn viên thanh niên, gắn công tác Đoàn với nhiệm vụ chuyên môn, tích cực tham gia cải cách hành chính, đẩy mạnh trật tự kỷ cương, văn hoá cơ quan, đơn vị và đưa Bộ quy tắc ứng xử vào cuộc sống.
 
Song song với đó, chỉ đạo các cơ sở Đoàn tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên, triển khai có hiệu quả nội dung phong trào thi đua, Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ ngân hàng tận tuỵ, gương mẫu, trách nhiệm, chuyên nghiệp, kỷ cương, thân thiện, sáng tạo…
 
Bà Phạm Hương Giang, Giám đốc Ban Thi đua – Khen thưởng, NHCSXH
Phải thường xuyên trau dồi đạo đức nghề nghiệp
Việc NHNN phát động phong trào thi đua “Cán bộ Ngân hàng Rèn đức – Luyện nghề – Sáng tạo thi đua lập thành tích chào mừng 70 năm ngày thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam”, gắn với công bố Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng là hành động rất ý nghĩa, thiết thực, hưởng ứng phong trào thi đua văn hoá công sở, văn hoá doanh nghiệp.
 
Tại hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) – ngân hàng phục vụ đối tượng hộ nghèo, đối tượng chính sách, không vì mục tiêu lợi nhuận, nên vấn đề văn hoá công sở, văn hoá doanh nghiệp tại NHCSXH cũng có sự khác biệt so với các NHTM khác. NHCSXH đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử riêng từ năm 2016 về các ứng xử của cán bộ, viên chức, người lao động của NHCSXH. Đồng thời phát động thực hiện trong toàn hệ thống NHCSXH quy chế về văn hoá giao tiếp ứng xử. Năm 2018, hệ thống NHCSXH cũng đã phát động về việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng trong hoạt động tín dụng chính sách.
 
Sau khi Bộ chuẩn mực được ký ban hành, NHCSXH đã chủ động triển khai việc phổ biến Bộ chuẩn mực tới toàn bộ đoàn viên công đoàn, cán bộ, người lao động trong hệ thống. Tại NHCSXH hiện cũng đang dự thảo Sổ tay văn hoá
 
NHCSXH, phục vụ cho NHCSXH nói riêng và cán bộ ngân hàng nói chung trong giao tiếp, ứng xử với đối tượng hộ nghèo, đối tượng chính sách được hoàn thiện, chỉn chu, đúng chuẩn mực…
Theo Thoibaonganhang.vn
Chia sẻ với mọi người / Share
RSS
Follow by Email
Facebook
Twitter
Giỏ hàng
Gọi ngay
EnglishVietnamese